Nhật Bản nổi tiếng với việc sở hữu một loạt các cảng lớn, phục vụ không chỉ việc vận chuyển hàng hóa trong nước mà còn phục vụ cho hoạt động thương mại toàn cầu. Quốc gia này đã lâu nay là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Mỗi tuần, hàng chục chuyến tàu biển được vận chuyển từ Việt Nam tới các cảng ở Nhật Bản và ngược lại. Các cảng chính ở Nhật Bản có thể kể đến như cảng Tokyo, cảng Yokohama, cảng Kobe và cảng Osaka tập trung chủ yếu ở hòn đảo Honshu (hay còn gọi là Hôn su). Đây là những cảng quan trọng và có vai trò to lớn trong hoạt động vận tải và giao thương quốc tế của Nhật Bản.
Điểm danh các cảng biển Nhật Bản có khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn
Các cảng biển tại Nhật Bản đa dạng về mục đích sử dụng, trong đó, một số được dùng chủ yếu cho việc vận chuyển hàng hóa qua đường biển với quy mô quốc tế. Những cảng biển lớn tại Nhật Bản phân bố xung quanh đảo Honshu, do nơi đây tập trung lớn các nhà máy công nghiệp. Đồng thời đảo Honshu sở hữu cửa biển có độ sâu lớn giúp các thuyển có tải trọng lớn dễ dàng cập bến thuận tiện cho việc xuất, nhập khẩu hàng hóa hàng ngày.
Nhật Bản có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Nga… Có một số cảng biển lớn tại Nhật Bản, được ghi nhận và thu thập thông tin bởi đơn vị vận chuyển hàng hóa đa phương tiện Boom Logistics từ nhiều nguồn tin cậy, đây được xem là top các cảng lớn của Nhật Bản tính đến năm 2023.
1. Cảng biển Nagoya
Cảng Nagoya được xem là một trong những cảng lớn nhất tại Nhật Bản. Hiện nay, cảng này thực hiện hoạt động thương mại với hơn 150 quốc gia và có khả năng xử lý mọi loại hàng hóa. Tổng lượng hàng hóa quốc tế qua Cảng Nagoya là 80,7 triệu tấn nhập khẩu và 48,8 triệu tấn xuất khẩu. Đối với container quốc tế, cảng Nagoya bình quân xử lý hơn 2,5 triệu TEU mỗi năm.
Cảng Nagoya chủ yếu xử lý các mặt hàng như ô tô và phụ kiện ô tô, vật liệu thép, máy móc, thiết bị, cao su và các loại hàng hóa khác. Thời gian vận chuyển từ Việt Nam đến cảng Nagoya thông thường mất từ 7 đến 9 ngày. Trong trường hợp tàu cần phải chuyển tải qua một quốc gia thứ ba, tổng thời gian có thể kéo dài lên đến 13 ngày.
Có một số hãng tàu hàng khai thác các tuyến đường từ Việt Nam tới Nagoya, như ASL, Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC, và nhiều hãng khác.
2. Cảng biển Yokohama
Cảng Yokohama là một trong những cảng chính của Nhật Bản. Với diện tích hơn 7,3 nghìn hecta và hơn 2,8 nghìn hecta mặt nước, cảng này hàng năm phục vụ khoảng 37.359 tàu vận chuyển gần 129,7 triệu tấn hàng hóa.
Nơi này chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng như ô tô và phụ tùng ô tô, máy móc, thiết bị công nghiệp, hóa chất, phân bón, thực phẩm, nông sản, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử… Còn các mặt hàng nhập khẩu chính tại cảng này bao gồm dầu mỏ, sắt thép, kim loại, thực phẩm đông lạnh và hàng tươi sống…
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Yokohama thông thường mất từ 7 đến 9 ngày. Trong trường hợp tàu cần phải chuyển tải qua một quốc gia trung gian, tổng thời gian có thể kéo dài lên đến 13 ngày. Một số hãng tàu khai thác tuyến đường Việt Nam – Yokohama gồm ASL, Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC và nhiều hãng khác.
3. Cảng biển Kobe
Cảng Kobe, với địa hình tự nhiên thuận lợi cho hoạt động hàng hải, đóng vai trò quan trọng trong giao thương giữa Nhật Bản và các quốc gia trong khu vực Nội Á như Trung Quốc và Hàn Quốc suốt nhiều thế kỷ. Kết hợp với sân bay Kobe, cảng biển Kobe là trung tâm xử lý và phân phối hàng hóa hàng đầu.
Mỗi năm, cảng Kobe tiếp đón khoảng 36.482 tàu chở gần 77 triệu tấn hàng hóa. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu tại cảng này bao gồm ô tô, máy móc, nhựa tổng hợp, sơn, thuốc nhuộm… Còn các mặt hàng chủ yếu nhập khẩu là quần áo, giày dép, hóa chất, than, và đồ dùng cá nhân…
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Kobe thông thường mất từ 7 đến 9 ngày. Trường hợp tàu phải chuyển tải qua một quốc gia trung gian, tổng thời gian có thể kéo dài lên đến 13 ngày. Có một số hãng tàu khai thác tuyến đường Việt Nam – Kobe bao gồm ASL, Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC và nhiều hãng khác.
4. Cảng biển Tokyo
Cảng Tokyo có vai trò quan trọng trong hoạt động giao thương giữa Nhật Bản và các quốc gia Châu Á, đạt 27,7 triệu tấn hàng hóa, trong đó có 19,8 triệu tấn nhập khẩu và 7,8 triệu tấn xuất khẩu. Hằng năm, cảng phục vụ hơn 28,1 nghìn lượt tàu vận chuyển 72,4 triệu tấn hàng hóa, với 40,7 triệu tấn cho hoạt động xuất nhập khẩu và 31,7 triệu tấn hàng hóa nội địa.
Ngoài những hoạt động chính, cảng Tokyo còn có các bến cảng chuyên biệt như bến hàng thực phẩm, bến hàng rời, bến hàng gỗ và xử lý sản phẩm từ gỗ, bến hàng vật liệu xây dựng, bến hàng quá khổ, bến hàng ô tô và bến tàu hành khách.
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Tokyo thường mất từ 7 đến 9 ngày. Trong trường hợp tàu phải chuyển tải qua một quốc gia trung gian, tổng thời gian có thể kéo dài lên đến 13 ngày. Có một số hãng tàu khai thác tuyến đường Việt Nam – Tokyo bao gồm ASL, Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC và nhiều hãng khác.
5. Cảng biển Moji
Moji nằm bên bờ biển của Kyushu, đối diện với eo biển Kanmon, tách biệt giữa Kyushu và Honshu. Cảng Moji được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, có khả năng xử lý các loại hàng hóa chính như hàng rời, container và xăng dầu. Thống kê về lưu lượng hàng hóa: khoảng 89.000.000 tấn hàng hóa được vận chuyển hàng năm. Vùng dòng phụ tải thường xuất hiện vào mùa hè. Kích thước tối đa của tàu: 14.000DWT. Cầu cảng container có kích thước: LOA 270m, mớn nước 10,8m HW, 40.000GT. Cầu Kanmon: thủy lực tối đa 61m.
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Moji thường diễn ra từ 13 đến 14 ngày do hầu hết các hãng tàu chưa cung cấp dịch vụ trực tiếp từ Việt Nam tới Moji. Một số hãng tàu thường vận hành tuyến đường từ Việt Nam đến Moji gồm Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC…
Nhật Bản có nhiều cảng biển lớn đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế của đất nước, bao gồm Cảng Kobe, Cảng Tokyo, Cảng Hakata, Cảng Osaka, Cảng Yokohama, Cảng Nagoya, …
6. Cảng biển Hakata
Hakata nằm tại tỉnh Fukuoka, đối diện với Vịnh Hakata. Cảng Hakata tự nhiên với 3 bờ bao quanh và bên thứ tư là đảo Nokonoshima. Thống kê về hoạt động vận tải: Khoảng 30.730 tàu chở 29.700.000 tấn hàng, bao gồm 800.000 TEU và 1.750.000 hành khách được vận chuyển hàng năm. Vùng dòng phụ tải thường xuất hiện vào mùa hè. Kích thước tối đa của tàu: LOA 320m, mực nước 14.0m, 80.000 DWT.
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Hakata thường diễn ra từ 13 đến 14 ngày do hầu hết các hãng tàu chưa cung cấp dịch vụ trực tiếp từ Việt Nam tới Hakata. Một số hãng tàu khai thác tuyến đường từ Việt Nam đến Hakata gồm Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC…
7. Cảng biển Sendai
Cảng Sendai đóng vai trò cung cấp dịch vụ cho tàu container ở cả trong và ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Là một trong những khu phức hợp cảng lớn nhất ở phía đông bắc Nhật Bản, cảng Sendai có vị trí gần với Bắc Mỹ hơn và được xem là điểm nhập khẩu xuất khẩu lý tưởng cho các sản phẩm di chuyển qua khu vực đông bắc Nhật Bản. Dịch vụ vận chuyển container thường mở rộng tới các khu vực như Bắc Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đông Nam Á.
Ngoài ra, hàng hóa từ Sendai có thể được trung chuyển container đến Tokyo và Yokohama, mở rộng tiềm năng thương mại với châu Âu, Trung Đông, châu Đại Dương, châu Phi và Nam Mỹ. Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Sendai thường mất từ 13 đến 14 ngày do hầu hết các hãng tàu chưa cung cấp dịch vụ trực tiếp từ Việt Nam đến Sendai. Có một số hãng tàu khai thác tuyến đường từ Việt Nam tới Sendai như Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC…
8. Cảng biển Osaka
Cảng Osaka là điểm đến phục vụ cho hơn 21 triệu người tiêu dùng và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Nhật Bản. Cảng này được liên kết trực tiếp với hệ thống đường bộ và đường sắt hiện đại và phức tạp. Với vị trí trung tâm trong quốc gia và gần Sân bay Quốc tế Kansai, Cảng Osaka chính là trung tâm phân phối hàng hóa cho hầu hết lãnh thổ của Nhật Bản.
Tại cảng này, hàng hóa được nhập khẩu với nhiều loại khác nhau, trong đó các mặt hàng chủ yếu là thực phẩm, nông sản, dầu thô, than, quặng sắt, kim loại, hóa chất, thuốc nhuộm… Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Osaka thường mất từ 7 đến 9 ngày. Trong trường hợp tàu phải chuyển tải qua một quốc gia trung gian, tổng thời gian có thể kéo dài lên đến 13 ngày. Một số hãng tàu vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Osaka bao gồm ASL, Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC…
Mã cảng biển tại Nhật Bản (Japan) cập nhật mới chi tiết, đầy đủ nhất
Nhật Bản nổi tiếng là một trong những quốc gia có đường bờ biển và quần đảo phong phú nhất trên thế giới. Với việc chia thành 5 hòn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và Okinawa (thuộc quần đảo Ryukyu), mỗi hòn đảo mang đặc trưng riêng tạo nên sự đa dạng về sinh học, địa chất và các cảng biển.
Sơ đồ của các cảng biển có quy mô lớn, với bờ biển bao phủ, tạo nên không ít các cảng lớn và nhỏ, tạo nên lợi thế về kinh tế biển cho “đất nước hoa anh đào”.
Vào năm 2023, khái niệm “đảo” tại Nhật Bản đã trải qua thay đổi do công bố của GIA (các khối đất có chu vi ít nhất 100m, từ năm 1987). Với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và lợi ích quốc gia, Nhật Bản một lần nữa thực hiện việc kiểm đếm, nghiên cứu lại số lượng đảo và hiện tại đã có đến 14.125 hòn đảo, gấp 1.9 lần số lượng trước đây là 7.223. Cảng biển tại Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa đi khắp thế giới.
BoomLogistics đã liệt kê danh sách các cảng biển lớn tại Nhật Bản. Tiếp theo là bảng thống kê các mã cảng biển tại Nhật Bản, hữu ích cho việc giao thương hàng hóa quốc tế.
QUỐC GIA | TÊN CẢNG BIỂN | MÃ CẢNG |
Japan | Akita | JP AXT |
Japan | Amagasaki | JP AMA |
Japan | Chiba | JP CHB |
Japan | Hachinohe | JP HHE |
Japan | Hokkaido | JP HKD |
Japan | Higashiharima | JP HHR |
Japan | Himeji | JP HIM |
Japan | Hiroshima | JP HIJ |
Japan | Kawasaki | JP KWS |
Japan | Kinuura | JP KNU |
Japan | Kobe | JP UKB |
Japan | Kushiro, Hokkaido | JP KUH |
Japan | Mizushima | JP MIZ |
Japan | Moji | JP MOJ |
Japan | Nagoya | JP NGO |
Japan | Osaka | JP OSA |
Japan | Sakai | JP SAK |
Japan | Sakata | JP SKT |
Japan | Shimizu | JP SMZ |
Japan | Tokyo | JP TYO |
Japan | Tomakomai | JP TMK |
Japan | Yokohama | JP YOK |
Phía trên đây là danh sách các cảng biển quan trọng tại Nhật Bản. Nhờ vị thế được bao bọc bởi biển, với sự hiện diện của nhiều cảng biển lớn và nhỏ, Nhật Bản đã tận dụng ưu điểm này để phát triển hệ thống cảng biển, tạo ra nguồn lợi kinh tế khổng lồ cho đất nước. Đồng thời, quốc gia này đang tăng cường đầu tư vào các cảng biển, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như ô tô, phụ kiện ô tô, linh kiện điện tử… ra thị trường quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội mới và thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực thương mại quốc tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Đơn vị nào nhận vận tải hàng hóa đường biển Nội địa giá tốt nhất, uy tín nhất hiện nay?
TOP các cảng biển lớn của Nhật Bản (tính tới thời điểm 2023) đã được Boom Logistics cập nhật nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa Việt Nam – Nhật Bản của các Tập đoàn, Doanh nghiệp…Đứng trước nhu cầu vận chuyển hàng FCL/LCL đường biển đang gia tăng, CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI Boom Logistics chúng tôi hân hạnh giới thiệu “Dịch vụ vận chuyển container đường biển Nội địa, Bắc Nam giá rẻ” với phương thức đi hàng FCL nguyên container, nguyên chuyến, nguyên khối. Vận chuyển từ Cảng – Cảng, Cảng – Kho, Kho – Kho,…Đảm bảo an toàn, uy tín, chuẩn xác và ưu tiên cao nhất lợi ích khách gửi hàng.
Đối tượng khách hàng Boom Logistics tập trung khai thác đa phần là các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa; Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và dịch vụ hàng hóa Nội địa; Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển Bắc Nam cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.
Boom Logistics là một trong những đơn vị đi đầu về Dịch vụ vận chuyển hàng bằng container đường biển Nội địa chuyên nghiệp, uy tín, an toàn tốt nhất.
Boom Logistics nhận chuyển gửi nhiều mặt hàng theo đường biển
Boom Logistics vận chuyển hàng hóa bằng container đường biển từ Bắc đến Nam bao gồm nhiều loại sản phẩm:
- Hàng thủ công nghiệp như vải dệt, nguyên liệu may mặc, da, giày dép, vải mành, vải kỹ thuật khác, gốm sứ, thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh, đá quý, kim loại quý…
- Các loại khoáng sản như quặng, than, cát, đá…
- Sản phẩm nông sản bao gồm hàng thủy sản, rau củ quả, cà phê, hạt tiêu…
- Máy móc thiết bị.
- Thức ăn chăn nuôi.
- Phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe điện…
- Vật liệu xây dựng hoặc vật liệu tổ chức sự kiện.
- Gỗ và sản phẩm từ gỗ như nội thất, bàn ghế, giấy và các sản phẩm từ giấy…
- Hóa chất, phân bón hóa học.
- Hàng đông lạnh…
Các phương thức chuyển – giao hàng đường biển Nội địa
- Vận chuyển hàng hóa bằng container từ cảng đến cảng.
- Vận chuyển container từ Bắc đến Nam từ cảng đến kho.
- Vận chuyển container lạnh/khô nội địa từ kho đến kho.
- Vận chuyển hàng hóa tận nơi theo yêu cầu.
- Vận chuyển hàng bằng container lạnh.
- Dịch vụ chuyển phát, đóng gói hàng hóa.
- Các dịch vụ đi kèm khác tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Các tuyến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa của Boom Logistics:
- Vận chuyển hàng đường biển từ cảng Hải Phòng đến cảng TP.HCM.
- Vận chuyển hàng đường biển từ cảng TP.HCM đến Quy Nhơn.
- Vận chuyển hàng đường biển từ cảng TP.HCM đến Cửa Lò, Nghệ An.
- Vận chuyển hàng đường biển từ cảng Cửa Lò, Nghệ An đến cảng TP.HCM.
- Vận chuyển hàng đường biển từ cảng Quy Nhơn đến cảng Sài Gòn.
- Vận chuyển hàng đường biển từ cảng Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng.
- Vận chuyển hàng đường biển từ cảng Đà Nẵng đến cảng HCM… và nhiều tuyến khác.
Boom Logistics nhanh chóng cập nhật thông tin về các cảng biển lớn tại Nhật Bản vào năm 2023. Thông tin này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường biển tìm hiểu và hỗ trợ kế hoạch giao thương – vận chuyển hàng sang Nhật hiệu quả. Nếu quý khách hàng cần một đơn vị vận tải biển hàng FCL nội địa hoặc hàng FCL/LCL quốc tế uy tín, chuyên nghiệp, và có giá cả phải chăng, hãy liên hệ ngay qua hotline dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.